Bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nha chu là mối lo ngại lớn của phụ nữ mang thai. Vì những bệnh này có thể gây đau nhức và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy tại sao bà bầu bị viêm nha chu và cách điều trị viêm nha chu ở phụ nữ mang thai như thế nào? Cùng Nha khoa Đoàn Gia tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm nha chu là gì? Chữa viêm nha chu ở đâu tốt?
- Triệu chứng viêm nha chu là gì? Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh nha chu?
- Viêm nha chu mãn tính là gì? Nguyên nhân gây viêm nha chu mãn tính là gì?
- Biến chứng viêm nha chu là gì? Cách điều trị và phòng ngừa
Tại sao bà bầu bị viêm nha chu?
Nha chu là mô xung quanh răng có tác dụng bảo vệ và giúp chân răng nằm chắc trong xương ổ răng. Khi răng của bạn khỏe mạnh bình thường, nướu của bạn có màu hồng san hô và hơi thở thơm tho. Tuy nhiên, nếu vùng nha chu bị viêm sẽ khiến răng lung lay, nướu đỏ sẫm, hơi thở có mùi và những khó chịu khác sau nhiễm trùng.
Bệnh nha chu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả phụ nữ mang thai. Theo khảo sát, trung bình cứ 10 phụ nữ thì sẽ có 4 người bị viêm nha chu ở một giai đoạn nào đó của thai kỳ. Các nguyên nhân chính dẫn đến bà bầu bị viêm nha chu bao gồm:
- Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, bà bầu có nồng độ estrogen và progesterone tăng lên đáng kể, những thay đổi này thúc đẩy quá trình viêm nhiễm. Vì vậy, dù vệ sinh răng miệng tốt, phụ nữ mang thai vẫn có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu hoặc các bệnh lý răng miệng khác cao hơn bình thường.
- Thay đổi nhu cầu ăn uống: Khoảng 60% phụ nữ trải qua những thay đổi về khẩu vị khi mang thai. Đặc biệt là những món chua ngọt luôn đứng đầu trong thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, lượng thức ăn đi vào cơ thể nhiều hơn bình thường, miệng chịu nhiều áp lực.
- Ốm nghén: Ốm nghén khi mang thai là triệu chứng mà hầu hết bà bầu nào cũng gặp phải. Khi tình trạng ợ chua, nôn trớ diễn ra thường xuyên sẽ khiến men răng và các mô mềm bên trong miệng bị ảnh hưởng, dẫn đến viêm nhiễm.
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Mang thai khiến cơ thể nặng nề, mệt mỏi nên bà bầu không chú trọng đến việc chăm sóc răng miệng. Từ đó, mảng bám dễ hình thành trên răng, gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
Cách điều trị viêm nha chu ở phụ nữ mang thai
Bà bầu bị viêm nha chu nếu không được điều trị đúng cách còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, bà bầu nên lựa chọn phương pháp an toàn, không gây kích ứng cho cơ thể hay để lại tác dụng phụ.
Có thể kể đến một số cách chữa viêm nha chu ở bà bầu hiệu quả nhất:
Dùng mẹo dân gian trị bệnh cho bà bầu bị viêm nha chu
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách làm giảm các triệu chứng viêm nha chu một cách an toàn cho sức khỏe mẹ bầu và em bé. Các phương pháp này rất đơn giản, ít tốn kém mà hiệu quả lại cao. Bà bầu có thể tham khảo các phương pháp điều trị viêm nha chu sau:
- Nước muối pha loãng
Muối có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, là bài thuốc tốt cho các bệnh về răng miệng. Để giảm triệu chứng viêm nha chu ở bà bầu, hàng ngày pha 1 thìa muối với nước ấm, ngậm và súc miệng. Kiên trì thực hiện, nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể pha muối và nước cốt chanh để súc miệng. Axit trong chanh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn mà còn giúp làm trắng răng và cho hơi thở thơm tho.
- Sử dụng gừng tươi
Sử dụng gừng tươi cũng là một cách rất hiệu quả để giảm các triệu chứng nha chu ở bà bầu. Vì gừng có tính cay, tính ấm nên có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn.
Cách dùng: Mỗi ngày cắt vài lát gừng, đun với 500ml nước rồi uống. Khi sử dụng, bà bầu có thể pha thêm một chút mật ong vào nước để dễ uống hơn.
- Sử dụng trà xanh
Các thành phần trong lá trà xanh còn giúp kháng viêm, kháng khuẩn. Đặc biệt trà xanh rất an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, sử dụng lá trà xanh cũng là một cách chữa viêm nha chu được nhiều người khuyến khích cho bà bầu.
Cách dùng: Lấy một nắm lá trà xanh, rửa sạch rồi đun sôi với nước. Súc miệng với trà hoặc uống trà hàng ngày sẽ làm giảm các triệu chứng của viêm nha chu. Tuy nhiên, bà bầu nên sử dụng điều độ, nếu dùng quá nhiều sẽ phản tác dụng.
Các bí quyết dân gian chữa viêm nha chu phát huy tác dụng chậm, bà bầu phải kiên trì sử dụng mới đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, cần kết hợp giữa vệ sinh răng miệng đúng cách và sử dụng thực phẩm tốt để răng nhanh lành hơn.
Áp dụng phương pháp điều trị nha khoa
Các biện pháp khắc phục tại nhà không còn hiệu quả khi bệnh nha chu có dấu hiệu lung lay răng, tụt nướu, nướu sưng và viêm nặng, lỗ sâu chứa đầy mủ. Khi đó, bà bầu bị viêm nha chu cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
- Các bác sĩ có thể lấy cao răng và vệ sinh răng miệng cho bà bầu để giúp giảm đau và khó chịu.
- Nếu túi mủ không biến mất bằng thuốc hoặc bằng biện pháp dân gian tại nhà, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị túi mủ. Loại phẫu thuật này có thể gây mất máu nhiều nên bệnh nhân nên suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện.
- Trường hợp nặng hơn, răng có dấu hiệu lung lay và nhiễm trùng lan rộng ra các vùng lân cận, bác sĩ có thể chỉ định điều trị tạm thời để phục hồi chức năng ăn nhai.
- Một số trường hợp bệnh gây đau nhức, khó chịu khiến thai phụ không ăn uống được dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng. Các loại thuốc có thể sử dụng như: amoxicillin, ampicillin… Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm nên bà bầu chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Biện pháp giúp bà bầu tránh bị viêm nha chu
Bà bầu bị viêm nha chu hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi thói quen hàng ngày. Vì vậy, để phòng ngừa viêm nha chu khi mang thai, bà bầu nên thực hiện những lưu ý sau:
- Bổ sung dinh dưỡng: Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng giúp bà bầu phòng ngừa các nguy cơ bệnh tật và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Vì vậy, mẹ cần bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, sữa…
- Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ, béo và ngọt vì chúng khó tiêu hóa và khó làm sạch răng.
- Bà bầu cũng nên duy trì thói quen đánh răng bằng bàn chải mềm 2 lần/ngày. Ngoài ra, để làm sạch mảng bám và thức ăn giữa các kẽ răng, nên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
- Bà bầu cần thường xuyên tập thể dục vừa sức để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng khi mang thai.
- Ngoài việc khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe thai nhi, bà bầu cũng nên tự kiểm tra sức khỏe răng miệng của mình. Khám răng thường xuyên có thể phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng.
Bà bầu bị viêm nha chu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, trường hợp đặc biệt có thể dẫn đến sảy thai. Do đó, bà bầu không nên chủ quan khi bị viêm nha chu hay các vấn đề răng miệng khác. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong khoang miệng cần đến ngay nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu bạn có thắc mắc khác về các bệnh lý răng miệng, liên hệ ngay Nha khoa Đoàn Gia để được tư vấn nhé!
Nha khoa Đoàn Gia - A smile is happiness right under your nose
- Địa chỉ: 4 đường số 38, Tân Tạo, Bình Tân, TPHCM
- Hotline: 0788 000 115
- Website: nhakhoadoangia.com
- Facebook: Nha Khoa Đoàn Gia - DG Dental Clinic
>>> Nha khoa Đoàn Gia hỗ trợ thanh toán bảo hiểm răng hàm mặt PVI, Bảo Việt,..