Cách chăm sóc răng miệng cho người bệnh tiểu đường

Cách chăm sóc răng miệng cho người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, sức đề kháng giảm, dễ bị nhiễm khuẩn, vết thương lâu lành. Vậy người tiểu đường nhổ răng được không? nhổ răng có an toàn không? Các vấn đề về sâu răng, viêm nướu, tích tụ mủ dưới chân răng, đau nhức…cần chú ý những gì?

 

 hamgia  implant trong

1. Bị tiểu đường có nhổ răng được không?

 

Người gặp vấn đề về răng miệng, bị sâu răng nặng không chữa trị thì sẽ gây ảnh hưởng đến việc nhai và sức khỏe của họ. Người tiểu đường cũng như những người bình thường, cũng cần phải nhổ răng để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, việc nhổ răng ở người tiểu đường phải hết sức thận trọng và tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân tiểu đường.

 

 Vậy, tiểu đường nhổ răng được không? Câu trả lời là có. Người bệnh vẫn có thể nhổ răng nếu lượng đường trong máu duy trì ở mức 7 – 10 mmol/lít. Còn nếu lượng đường trong máu vượt quá 10 mmol/lít thì hoàn toàn không được nhổ răng.

 

Người bệnh bị tiểu đường có lượng đường trong máu vượt quá 10 mmol/lít sau khi nhổ răng có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương, máu khó đông nên thường chảy nhiều máu, vết mổ sau khi nhổ răng rất lâu lành. Bên cạnh đó, quá trình nhổ răng làm suy giảm sức khỏe của bệnh nhân, gây nhiều nguy hiểm.

 

Trên thực tế, người bị bệnh tiểu đường rất dễ phát sinh các bệnh lý về răng miệng, trong đó có sâu răng, viêm nướu, tích tụ mủ dưới chân răng,…nguyên nhân là vì khoang miệng của họ thường chứa nhiều vi khuẩn có hại mang độc tố phá hủy sự hình thành insulin. Mà khi insulin bị suy giảm sẽ khiến lượng đường trong máu không được kiểm soát, tăng cao, sức đề kháng của bệnh nhân cũng suy giảm đáng kể. Chính vì vậy, muốn biết người bệnh tiểu đường nhổ răng được không, bạn hãy trực tiếp đến gặp các bác sĩ nha khoa để kiểm tra và thăm khám cụ thể. Nếu chỉ số đường huyết ở mức cho phép thì hoàn toàn có thể thực hiện nhổ răng và rất an toàn.

 

2.Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người tiểu đường

 

– Bắt đầu từ việc đánh răng thường xuyên và đúng cách: Các bác sĩ nha khoa khuyên nên đánh răng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Chải răng theo phương pháp bass, không chải mạnh, nhẹ nhàng với bàn chải lông mịn.

– Kiểm soát đường huyết ở mức ổn định: Khi giữ đường huyết ở mức ổn định, càng tốt cho sức khỏe răng miệng. Tất cả can thiệp nha khoa như người tiểu đường nhổ răng, tiểu đường bị bệnh về nướu lợi, các bệnh tiểu đường răng miệng khác chỉ có thể thực hiện khi bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết và giữ đường huyết ở mức ổn định.

 

– Nên dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, tăm nước hàng ngày giúp loại bỏ mảng bám vi khuẩn ở răng, sử dụng nước súc miệng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ.

 

 

logo nk

Nha khoa Đoàn Gia là phòng khám nha khoa đạt chuẩn Quốc tế cung cấp dịch vụ điều trị nha khoa tổng quát và chuyên sâu.

Liên hệ

Hotline: 0788 000 115

Giờ làm việc: Thứ 2 đến Thứ 7 (8:30 - 19:30)

Địa chỉ: Số 4 Đường 38, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM

Email: [email protected]

 

Bản đồ

Đặt lịch

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Điện thoại
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Ngày hẹn khám(*)
Invalid Input

Giờ hẹn
Invalid Input

Nội dung(*)
Trường bắt buộc

Gửi ngay

 
Liên hệ ngay
0788 000 115