Niềng răng được xem là phương pháp nắn chỉnh răng rất phổ biến hiện nay để khắc phục các tình trạng như răng hô, móm, lệch lạc,… tuy nhiên vẫn còn nhiều người thường có tâm lý e ngại về vấn đề thẩm mỹ và hạn chế với hàm răng khi đeo mắc cài. Để khắc phục được nhược điểm này, phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong (niềng răng mắc cài mặt lưỡi) đã ra đời. Vậy cụ thể niềng răng mắc cài trong là gì? Hãy cùng Nha khoa Đoàn Gia đi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Niềng răng mất bao lâu thì hoàn thành
- Thực đơn cho người niềng răng
Niềng răng mắc cài mặt trong là gì?
Niềng răng mắc cài mặt trong (mắc cài mặt lưỡi) có cấu tạo tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, chỉ có điểm khác là mắc cài được gắn vào mặt trong của thân răng và giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí theo mong muốn.
Phương pháp này được thực hiện nhằm “giấu” các mắc cài vào bên trong thân răng, giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho khách hàng, mang lại sự tự tin giao tiếp hơn cho họ ngay cả khi đang đeo mắc cài. Niềng răng mắc cài mặt trong có thể giải quyết hầu hết các tình trạng hàm hô, móm, hàm lệch lạc…
Niềng răng mắc cài mặt trong có tốt không?
Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, dưới đây là những điều bạn cần biết về ưu nhược điểm của phương pháp niềng răng mặt trong:
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao: Phương pháp này phù hợp với những người thường xuyên giao tiếp bên ngoài. Lúc này, bạn có thể tự tin giao tiếp thoải mái mà không cần phải e ngại về việc đeo mắc cài trong suốt quá trình điều trị.
- Bề mặt răng không bị ảnh hưởng: Thời gian điều chỉnh thường là 1 - 3 năm. Đối với phương pháp truyền thống, khi tháo mắc cài, hàng loạt vấn đề như đốm trắng hay thủy khoáng trên bề mặt răng, sâu răng… thường xuất hiện gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn còn niềng răng mắc cài trong bề mặt răng bên ngoài của bạn hầu như sẽ không bị ảnh hưởng gì. Đồng thời, còn tránh được những chấn thương, va đập ở môi và má khi chơi thể thao hoặc vận động.
- Không gây hại cho khoang miệng: Do được thiết kế rất nhỏ gọn, bề mặt nhẵn mịn nên không làm tổn thương các cơ quan bên trong miệng như nướu, lưỡi, má…
Nhược điểm:
- Khó chịu khi chưa quen với đeo mắc cài trong: Vì được gắn vào mặt trong của răng nên lúc đầu sẽ hơi bất tiện, vướng víu, thậm chí là cộm nhưng bạn sẽ quen sau vài tuần.
- Khó vệ sinh răng miệng: Việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn khi đeo mắc cài trong, các vụn thức ăn khó làm sạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục được bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng chuyên dụng và chải răng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chi phí điều trị chỉnh nha cao: Chi phí điều trị răng cho khí cụ mặt lưỡi thường gấp 2 đến 3 lần so với khí cụ niềng răng truyền thống. Nguyên nhân là do phương pháp này cũng đòi hỏi kỹ thuật thực hiện cao, bác sĩ thực hiện phải có tay nghề giỏi, chuyên môn cao. Đồng thời, cần phải có sự hỗ trợ chỉnh nha đặc biệt như gắn mắc cài lên răng, các dịch vụ chỉnh nha… - Vì vậy, đây cũng đã trở thành trở ngại lớn đối với nhiều người khi muốn lựa chọn phương pháp này.
Quy trình niềng răng mắc cài mặt trong
Khách hàng sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng, chụp phim CT 3D mọi góc độ trước khi đặt ra quy trình niềng răng cụ thể. Từ đó bác sĩ mới có đủ dữ liệu để phân tích và lên kế hoạch điều trị chi tiết cho từng trường hợp cụ thể. Nếu khách hàng có bệnh lý cần điều trị dứt điểm trước khi đeo niềng. Quy trình niềng răng mắc cài trong sẽ bao gồm các giai đoạn sau:
Bước 1: Gắn khí cụ
Trong một số trường hợp, trước khi lắp mắc cài vào bên trong răng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn các loại khí cụ sau để hỗ trợ quá trình niềng răng như: tách kẽ, gắn khâu, lấy dấu có khâu,…
Bước 2: Giai đoạn gắn mắc cài kim loại
- Bước 1: Vệ sinh thật kỹ và đánh bóng nhẹ bề mặt răng của khách hàng.
- Bước 2: Dùng banh miệng nhựa kéo má sang 2 bên, lau khô răng và bôi keo nha khoa lên răng để giữ mắc cài lên trên răng.
- Bước 3: Lớp keo dùng để cố định giữ mắc cài mặt trong sẽ cứng lại do ánh sáng từ quá trình quang trùng hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt dây cung vào rãnh giá đỡ và cố định bằng dây thun chuyên dụng. Đây là bước quan trọng quyết định sự thành công sau này của ca niềng răng chỉnh nha. Do đó, bước này sẽ được thực hiện một cách chuyên nghiệp bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm.
Trong quá trình đeo niềng răng, cứ 3 đến 6 tuần bác sĩ sẽ hẹn bạn đến kiểm tra định kỳ nhằm thay dây cung và thun, tăng lực siết, thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên để đảm bảo sức khỏe răng miệng của khách hàng luôn được duy trì trong tình trạng tốt nhất.
Bước 3: Giai đoạn tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Sau khi quá trình niềng răng hoàn tất, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài, lúc này bạn cần đeo hàm duy trì để định vị răng như mong muốn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải đi tái khám định kỳ để bác sĩ có thể tiếp tục theo dõi sự ổn định của răng.
Qua bài viết này chắc bạn cũng đã biết được niềng răng mắc cài trong hay niềng răng mắc cài mặt lưỡi là gì? Tuy nhiên, nếu bạn muốn được tư vấn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này hay các phương pháp niềng răng khác, hãy liên hệ ngay cho Nha khoa Đoàn Gia để được các bác sĩ tại đây tư vấn trực tiếp và sớm nhất nhé!
Nha khoa Đoàn Gia - A smile is happiness right under your nose
- Địa chỉ: 4 đường số 38, Tân Tạo, Bình Tân, TPHCM
- Hotline: 0788 000 115
- Website: nhakhoadoangia.com
- Facebook: Nha Khoa Đoàn Gia - DG Dental Clinic
>>> Nha khoa Đoàn Gia hỗ trợ thanh toán bảo hiểm răng hàm mặt PVI, Bảo Việt,...