MẤT RĂNG SỐ 5 TRỒNG LẠI BẰNG CÁCH NÀO?

MẤT RĂNG SỐ 5 TRỒNG LẠI BẰNG CÁCH NÀO?

MẤT RĂNG SỐ 5 TRỒNG LẠI BẰNG CÁCH NÀO?

 

Q1

 

 

Răng số 5 giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của hàm răng nên khi mất đi không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Vậy mất răng số 5 trồng lại bằng cách nào tốt nhất? Cùng theo dõi trong bài này nhé!

 

 

Răng số 5 có vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai của cơ thể. Răng này có thể bị mất bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn, chấn thương hay các bệnh lý răng miệng. Phục hồi răng số 5 bằng cách nào hiệu quả nhất?

Răng số 5 là răng nào? Có mấy chân, mấy ống tủy?

Q2

 

 

Răng số 5 là răng hàm nhỏ thứ hai thuộc bộ răng hàm, tính từ răng cửa vào trong ở vị trí thứ 5. Chiếc răng này có hình mũ nấm với các rãnh nhỏ trên bề mặt, kích thước răng vừa phải và thuôn dài. Người trưởng thành có 4 răng số 5 ở cả hai hàm.

 

Thông thường, răng số 5 chỉ có 1 chân răng duy nhất vì chúng khá nhỏ, một số ít sẽ có 2 chân. Cách mọc và cấu tạo của răng này cũng khá đơn giản, tương tự như các răng cửa.

Số ống tủy của răng số 5 từ 1 - 2 ống theo từng chiếc răng khác nhau. Cô Chú, Anh Chị muốn biết cụ thể số chân răng, ống tủy của răng số 5 thì cách tốt nhất là nên đến Nha khoa thăm khám định kỳ, chụp phim X-quang để Bác sĩ xem xét và đưa ra chẩn đoán chính xác.

Mất răng số 5 có tự mọc lại được không là băn khoăn của nhiều Cô Chú, Anh Chị khi bị mất chiếc răng này. Răng sữa số 5 bắt đầu mọc từ khi 2 - 3 tuổi và rụng đi sau từ 6 - 8 năm sau. Lúc đó, răng số 5 vĩnh viễn sẽ mọc lại , tồn tại suốt đời và không mọc thêm lần nào khác.

Nếu bắt buộc phải nhổ răng số 5 không nên quá lo lắng về vấn đề này. Với trình độ Nha khoa hiện đại ngày nay có nhiều phương pháp phục hồi răng số 5 đã mất hiệu quả. Răng giả phục hồi có độ chắc khỏe, màu sắc, kích thước không có sự khác biệt lớn so với răng thật.

4 Hậu quả do mất răng số 5 lâu ngày

Mất răng số 5 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý răng miệng, do chấn thương, tai nạn,... Mất răng số 5 lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn gây nên nhiều hậu quả khác như nguy cơ cao mắc bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng tới vùng thần kinh quanh xương hàm và gây nên biến chứng tiêu xương.

Khả năng ăn nhai giảm sút         

Q3 

Răng số 5 thuộc bộ răng hàm nhỏ có vai trò khá quan trọng trong quá trình ăn nhai. Răng số 5 có nhiệm vụ xé thức ăn trước khi được răng cối lớn nghiền nhỏ. Do đó, khi mất răng số 5 lâu ngày, khả năng ăn nhai của mình sẽ bị giảm sút.

Ăn nhai là tuyến đầu tiên của hệ tiêu hóa, khả năng ăn nhai suy giảm sẽ khiến dạ dày và đường ruột hoạt động vất vả hơn trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Theo thời gian, nhiều Cô Chú, Anh Chị mất răng số 5 sẽ gặp các vấn đề về dạ dày, cơ thể suy nhược với các biểu hiện kén ăn, chán ăn,...

Xuất hiện biến chứng tiêu xương hàm

Biến chứng tiêu xương hàm xuất hiện chỉ sau 3 tháng kể từ khi mất răng số 5. Trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm tại vị trí răng số 5 sẽ bị tiêu biến. Sau khoảng 3 năm, tỷ lệ xương tiêu biến là 45 - 60%.

Quá trình tiêu xương hàm khiến thể tích và chiều cao xương giảm xuống. Điều này khiến các răng lân cận có xu hướng xô lệch về vùng răng đã mất, khớp cắn bị ảnh hưởng. Không chỉ ăn nhai khó khăn hơn, tiêu xương hàm gây nên hiện tượng lão hóa sớm, da mặt nhăn nheo mất đi sự đàn hồi..

Nguy cơ cao mắc bệnh lý răng miệng

Vùng răng số 5 bị mất thường xuyên bị mắc thức ăn trong quá trình ăn nhai. Bên cạnh đó, nhiều Cô Chú, Anh Chị không chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng khiến thức ăn không được làm sạch và tồn tại lâu ngày. Đây là cơ hội để vi khuẩn có hại trong khoang miệng phát triển và tấn công vào ổ răng cũng như các răng bên cạnh gây nên các bệnh lý răng miệng như viêm ổ răng đã mất, viêm nướu, hôi miệng, sâu răng, chảy máu chân răng…

Hệ thần kinh vùng xương hàm bị ảnh hưởng

Răng còn có một nhiệm vụ quan trọng khác là kiểm soát các dây thần kinh bên dưới vùng xương hàm, nhất là các răng thuộc bộ răng hàm. Do đó, khi răng số 5 mất đi, các dây thần kinh dưới chân răng số 5 bị ảnh hưởng. Cô Chú, Anh Chị mất răng cảm thấy đau đầu thường xuyên hơn, vùng thái dương đau nhức và lan dần xuống cổ, vai, gáy.

Mất răng số 5 trồng lại bằng cách nào?

Q4

 

Răng số 5 trưởng thành sau khi mất đi không thể tự mọc lại, nhưng có thể phục hồi bằng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng răng giả tháo lắp, làm cầu răng sứ hay trồng răng Implant.

Răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp là giải pháp phục hình răng phổ biến đầu tiên trên thế giới với kỹ thuật thực hiện đơn giản và chi phí khá tốt. Mỗi răng giả tháo lắp gồm 2 bộ phận chính là phần khung hàm giả và răng giả ở bên trên. Khung hàm giả thường được làm bằng nhựa có thêm khung kim loại nâng đỡ bên trong. Răng giả được sử dụng có thể làm bằng nhựa cứng hoặc răng sứ.

Răng giả tháo lắp giúp Cô Chú, Anh Chị phục hồi khả năng ăn nhai một cách tương đối, tuy nhiên tính thẩm mỹ không được tự nhiên, quá trình vệ sinh răng và hàm giả cần lưu ý nhiều bước hơn, nên cũng gây khá nhiều bất tiện cho Cô Chú, Anh Chị khi sử dụng.

Phương pháp cầu răng sứ

Phương pháp cầu răng sứ được sử dụng khá phổ biến để phục hình răng số 5. Một cầu răng thường có 3 mão sứ, trong đó mão sứ ở giữa sẽ phục hình răng đã mất, 2 mão sứ bên cạnh có nhiệm vụ nâng đỡ. Để thực hiện phương pháp này, răng số 4 và răng số 6 phải được mài nhỏ có nhiệm vụ là trụ đỡ cho cầu răng.

 

Do răng số 4 và số 6 bị mài nhỏ nên sau một thời gian sử dụng sẽ bị yếu đi, răng có nguy cơ lung lay, gãy rụng khiến Cô Chú, Anh Chị cảm giác ê buốt và mất thêm nhiều răng hơn. Đồng thời, phương pháp này không giúp khắc phục biến chứng tiêu xương hàm nguy hiểm. Do đó, cầu răng sứ không phải là giải pháp tối ưu giúp phục hồi toàn diện chức năng của răng số 5 khi bị mất.

Phương pháp trồng Implant phục hồi răng số 5

Cấy ghép Implant là phương pháp được ưu tiên thực hiện để phục hình răng mất (cả trường hợp mất răng số 5). Do ứng dụng công nghệ hiện đại bậc nhất nên phương pháp này mang đến rất nhiều lợi ích sử dụng, khắc phục được các nhược điểm của cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp.

Để trồng răng Implant cho răng số 5, bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ Implant vào trong xương hàm thay thế chân răng đã mất. Tiếp đó lắp khớp nối Abutment và mão sứ bên trên để hoàn tất phục hình, một chiếc răng Implant được tạo thành với cấu trúc tương tự răng thật. 

- Độ thẩm mỹ hài hòa, không nhận ra được sự khác biệt so với răng thật. 

- Khả năng ăn nhai như răng thật, độ lành tính cao và khả năng chịu lực cực tốt. 

- Trồng răng độc lập tại vị trí răng mất, không tác động đến các răng kế cận.

- Ngăn ngừa được các biến chứng mất răng bao gồm: xô lệch hàm, tiêu xương hàm, trồi răng,…

- Tuổi thọ sử dụng lâu dài trung bình 25 năm, chăm sóc tốt có thể sử dụng được trọn đời. 

 

Tuy nhiên, cấy ghép Implant có thời gian điều trị dài hơn cầu răng sứ, chi phí phục hình cũng khá cao. 

 

 

 

Q5

 

Nha khoa Đoàn Gia - A smile is happiness right under your nose

 

 

- Địa chỉ: 63 đường số 31, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TPHCM

 - Hotline: 0788 000 115

- Website: nhakhoadoangia.com 

 - Facebook: Nha Khoa Đoàn Gia - DG Dental Clinic

>>> Nha khoa Đoàn Gia hỗ trợ thanh toán bảo hiểm răng hàm mặt PVI, Bảo Việt,...

logo nk

Nha khoa Đoàn Gia là phòng khám nha khoa đạt chuẩn Quốc tế cung cấp dịch vụ điều trị nha khoa tổng quát và chuyên sâu.

Liên hệ

Hotline: 0788 000 115

Giờ làm việc: Thứ 2 đến Thứ 7 (8:00 - 18h30)

                      Chủ nhật (8:00 - 17:00)

Email: [email protected]

 

Đặt lịch

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Điện thoại
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Ngày hẹn khám(*)
Invalid Input

Giờ hẹn
Invalid Input

Nội dung(*)
Trường bắt buộc

Gửi ngay

 
Liên hệ ngay
0788 000 115